Kết quả tìm kiếm cho "lan tỏa vẻ đẹp cao quý"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1932
72 năm hình thành và phát triển, nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ống kính của các nhà nhiếp ảnh đã để lại một “pho sử” quý giá, phản ánh những bước ngoặt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển trong thời kỳ đổi mới; không chỉ qua các tác phẩm nghệ thuật, mà còn qua những bức ảnh phản ánh lịch sử, xã hội và văn hóa của đất nước.
Việc phát triển các thư viện số đang trở thành mục tiêu của nhiều trường học trên cả nước nhằm đa dạng hóa nguồn tài liệu đọc cũng như nâng cao năng lực số cho học sinh.
Tại Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, hàng trăm tình nguyện viên cùng tham gia hiến máu, trao gửi những đơn vị máu quý giá để cứu người.
Trong cuộc sống bộn bề lo toan, những tấm gương sáng về lòng nhân ái và sự cống hiến thầm lặng luôn là nguồn động lực quý giá, khơi dậy niềm tin vào những điều tốt đẹp. Anh Quang Chính (tên thật là Nguyễn Văn Lên, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) là một trong những tấm gương sáng như thế.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phát động cuộc thi tìm hiểu về quê hương, con người An Giang năm 2025, với chủ đề “95 năm một lòng theo Đảng, 50 năm xây dựng quê hương giàu mạnh”.
Từ các khe suối chảy róc rách trong mùa mưa, theo thời gian, nhiều thung lũng ở vùng Bảy Núi tích trữ thành “hồ nước trời” rộng lớn. Hiện nay, những hồ này được Nhà nước xây dựng kiên cố, tích nước giải khát mùa khô, phòng cháy, chữa cháy rừng rất hiệu quả.
An Giang - nơi hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc. Con người An Giang, với bản tính hiền hòa, mến khách, hào sảng, nghĩa tình, phản ánh sự giao thoa văn hóa truyền thống lâu đời giữa nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Với sự năng động và sáng tạo, tuổi trẻ được kỳ vọng là lực lượng tiên phong, tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Thời gian qua, dưới sự quan tâm, tin tưởng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, tuổi trẻ TP. Long Xuyên được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng. Tuổi trẻ thành phố còn chủ động tổ chức các hoạt động, xây dựng các công trình thanh niên, góp phần vào quá trình phát triển của quê hương Bác Tôn.
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Báo Tin tức (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.